Phát Thành Đạt chi sẻ Mô hình nào cho thu mua phế liệu?
✅ Công ty thu mua phế liệu Phát Thành Đạt | ⭐ Chuyên thu mua phế liệu với giá cao, số lượng lớn, tận nơi các loại phế liệu công nghiệp, phế liệu đồng, chì, sắt thép, hợp kim, nhôm nhựa, giấy, máy móc cũ hỏng … |
✅ Lịch làm việc linh hoạt | ⭐ Chúng tôi làm việc 24h/ngày, kể cả chủ nhật và ngày nghỉ giúp khách hàng chủ động về thời gian hơn |
✅ Bảng giá thu mua phế liệu mới nhất | ⭐ Công ty thường xuyên cập nhật bảng giá thu mua phế liệu mới nhất để quý khách tham khảo |
✅ Báo giá nhanh, cân đo uy tín, thanh toán ngay | ⭐ Nhân viên định giá kinh nghiệm, báo giá nhanh với giá cao, cân đo phế liệu minh bạch, chính xác. Thanh toán 1 lần linh hoạt bằng tiền mặt hay chuyển khoản. |
Mô hình nào cho thu mua phế liệu?
Mạng lưới thu gom và tái chế phế liệu tại Việt Nam có tác dụng tích cực trong việc giảm thiểu lượng lớn rác phát thải ra môi trường và tăng giá trị tái sử dụng của rác.
Tuy nhiên, mạng lưới này vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ về an toàn và ô nhiễm môi trường. Để hoạt động hiệu quả, mạng lưới này cần được tổ chức và quản lý bởi các cơ quan Nhà nước.
Mỗi ngày tại Hà Nội có hơn 10 nghìn người thu mua và nhặt rác, sau đó bán lại cho những người thu mua phế liệu tại hàng trăm bãi phế liệu nằm rải rác khắp thành phố Hà Nội. Mạng lưới này thu thập và tái chế từ 20-35% lượng rác thải của thành phố, giảm một số lượng lớn rác phải đưa đi chôn lấp, xử lý mỗi ngày.
Trong khi tỷ lệ này tại Đà Nẵng là 4,31 – 7,49% thông qua mạng lưới thu gom với khoảng 1.000-1.800 người, bao phủ hơn 80% diện tích cần thu gom.
Xuất hiện mang tính chất tự phát, từ những năm 1990, trải qua hàng chục năm, mạng lưới thu gom và tái chế phế liệu hay còn gọi là “đồng nát ”tồn tại và vận hành hết sức linh hoạt.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, đã có không ít những sự cố cháy nổ tại các cơ sở thu gom, như sự cố nổ bom tại một cơ sở thu gom phế liệu ở khu đô thị Văn Phú, quận Hà Đông vào năm 2018; việc thải bỏ những rác thải nguy hại không đúng quy trình làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm đất, nước và không khí…
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, Việt Nam sẽ đối mặt với khoảng 54 triệu tấn vào năm 2030 và số lượng rác thải tại các đô thị ngày càng gia tăng, theo các chuyên gia, Nhà nước cần tận dụng những ưu thế sẵn có của mạng đồng nát nhưng vẫn có những định hướng, chính sách để quản lý mạng lưới ‘ đồng nát” hoạt động một cách quy củ, bài bản.
Trước hết, cần nhìn nhận, hoạt động thu gom và tái chế phế liệu như một loại dịch vụ kinh doanh có điều kiện với sự tham gia chủ yếu của khối kinh tế tư nhân song vẫn cần có sự quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý môi trường tại các địa phương.
Thông qua những công cụ tài chính như thuế, giá linh hoạt, đvừa đảm bảo lợi ích kinh tế của các cá nhân, hộ gia đình tham gia trong lĩnh vực này, vừa có thể thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế rác.
Nhà nước cần sớm ban hành những cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho mạng lưới thu gom phế liệu hoạt động, như bố trí diện tích đất các điểm thu gom, tập kết và phân loại phế liệu tại các địa phương, xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý nước thải, khí thải, trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn và giúp các cơ sở thu gom hoạt động hiệu quả.
Ngoài việc ban hành những cơ chế khuyến khích vai trò của khối kinh tế tư nhân, Nhà nước cũng cần có những biện pháp tổ chức, gắn kết hoạt động thu gom, với khâu tái chế phế liệu tại các làng nghề, các doanh nghiệp tái chế thành một quy trình chặt chẽ.
Đối với những loại rác, phế liệu mà các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân không thể xử lý hay những rác thải ở khu vực công cộng, chính quyền địa phương có trách nhiệm yêu cầu các công ty môi trường tham gia xử lý.
Chính quyền địa phương giữ vai trò giám sát hoạt động của các các nhân, cơ sở thuộc mạng lưới, thực hiện tập hợp các cá nhân đi thu gom phế liệu thành hợp tác xã, tổ thu gom, sau đó tổ chức đào tạo, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về phân loại rác, phân biệt những rác thải nguy hại và hiểu được giá trị của hoạt động phân loại rác đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, chính quyền các cấp phường, xã, tổ dân phố tổ chức các chương trình thu gom, đổi rác tái chế lấy quà tặng sẽ thúc đẩy, khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Mặc dù, có rất nhiều bài học kinh nghiệm thành công của thế giới về thu gom và phân loại rác. Nhưng trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, mô hình hiệu quả nhất chính là phát huy những lợi ích sẵn có của mạng lưới thu gom và tái chế phế liệu đang hoạt động và hợp thức hóa khu vực phi chính thức sẽ tạo ra một mô hình độc đáo, riêng có của Việt Nam.